Yêu cầu xây dựng một hệ thống thương mại điện tử (E-Commerce) như sau: “Công ty ABC là một công ty chuyên kinh doanh về các thiết bị điện tử và công nghệ thông tin trong nhiều năm nay và đã có một lượng khách hàng nhất định. Để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, công ty mong muốn xây dựng một hệ thống thương mại điện tử nhằm mở rộng phạm vi kinh doanh trên mạng Internet. Hệ thống mới phải đảm bảo cho khách hàng viếng thăm Website dễ dàng lựa chọn các sản phẩm, xem các khuyến mãi cũng như mua hàng. Việc thanh toán có thể được thực hiện qua mạng hoặc thanh toán trực tiếp tại cửa hàng. Khách hàng có thể nhận hàng tại cửa hàng hoặc sử dụng dịch vụ chuyển hàng có phí của công ty. Ngoài ra, hệ thống cũng cần có module để đảm bảo cho công ty quản lý các hoạt động kinh doanh như số lượng hàng có trong kho, quản lý đơn đặt hàng, tình trạng giao hàng, thanh toán v.v…
Thông tin chi tiết các chức năng các bạn có thể tham khảo thêm tại: https://shopee.vn/. Bạn hãy giúp công ty ABC xây dựng hệ thống trên.
Trước hết, để phân tích hệ thống tốt, đúng và đủ thì bạn cần phải có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về hệ thống thương mại điện tử, bạn có thể tìm hiểu thông qua các nguồn sau:
1. Bạn cần trả lời cho câu hỏi “Ai là người sử dụng hệ thống này?”
2. Tiếp theo cần trả lời câu hỏi “Hệ thống nào sẽ tương tác với hệ thống này?”
Như vậy, chúng ta đã có các Actor của hệ thống gồm: Khách hàng tiềm năng, khách hàng, Người bán hàng, Quản lý Kho, Quản trị hệ thống, Cổng thanh toán, Cổng vận chuyển.
Cần khảo sát và phân tích thêm cũng như hỏi trực tiếp khách hàng để xác định đầy đủ các Actor cho hệ thống.
Bạn cần trả lời câu hỏi “Actor sử dụng chức năng gì trên hệ thống?”.
Trước tiên, xem xét với Actor “Khách hàng tiềm năng” trên trang web để xem họ sử dụng chức năng nào?
...
Trước hết chúng ta xem xét và phân tích các chức năng của “Khách hàng tiềm năng” chúng ta nhận thấy.
Hình 1. Bản vẽ Use Case cho Actor “Khách hàng tìm năng”.
Tiếp theo, chúng xem xét các chức năng cho Actor “Khách hàng” và nhận thấy chức năng “Thanh toán” thường thực hiện cho từng đơn hàng cụ thể nên có thể nó là chức năng con của “Quản lý đơn hàng”. Ngoài ra, các chức năng Actor này sử dụng không giao với Actor “Khách hàng tiềm năng” nên nó được biểu diễn như sau:
Hình 2. Bản vẽ Use Case cho Actor “Khách hàng”
Tiếp tục xem xét Actor “Người bán hàng” chúng ta nhận thấy:
Hình 3. Bản vẽ Use Case khi bổ sung các chức năng cho “Khách hàng tiềm năng”, “Khách hàng” và “Người bán hàng”.
Các bạn hãy tiếp tục hoàn tất các chức năng cho các Actor còn lại để có một bản vẽ hoàn chỉnh về Use Case cho hệ thống...
Như vậy, chúng ta đã thực hành việc xây dựng bản vẽ Use Case cho hệ thống eCommerce. Hy vọng, các bạn có thể hiểu và sử dụng bản vẽ này trong việc phân tích hệ thống một cách hiệu quả. Trong bài tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về Class Diagram, một bản vẽ cơ sở rất quan trọng nữa trong việc phân tích và thiết kế hệ thống.
Cùng nhau học tập, khám phá các kiến thức nền tảng về Lập trình web, mobile, database nhé.
Nền tảng kiến thức - Hành trang tới tương lai hân hạnh phục vụ Quý khách!
Khám phá, trải nghiệm ngay
Vui lòng đăng nhập để gởi bình luận!
Đăng nhậpChưa có bình luận nào!