Khái niệm về con trỏ (pointer)
Biến con trỏ là biến chứa địa chỉ của biến khác có cùng kiểu với nó.Khai báo con trỏ
<KDL> *<biến con trỏ>; Ví dụ: // con trỏ nguyên p int *p; // con trỏ thực float *pt; // con trỏ trỏ vào con trỏ int **ptr;
Sử dụng con trỏ
- Toán tử "*": Lấy giá trị tại địa chỉ đã nào đó. Ví dụ:// gán a = giá trị tại vị trí mà p trỏ vào. a=*p;- Toán tử "&": Cho địa chỉ của biến nào đó. Ví dụ:
// con trỏ p trỏ vào biến a. p=&a; // a và *p là tương đương.
Con trỏ mảng
- Tên mảng chính là địa chỉ của phần tử đầu tiên của mảng. - Để truy cập các phần tử trong mảng ta dùng biến con trỏ mảng công với địa chỉ tương đối của chúng. Ví dụ:int a[10], *p; // p trỏ vào mảng a p=a; // *(p+2) tương đương với a[2].
Con trỏ cấu trúc
- Khai báo:<Tên cấu trúc> *<biến con trỏ>;
Ví dụ:
// khai báo con trỏ cấu trúc SV SV *p;- Truy cập các trường trong cấu trúc bằng "
->
" thay cho ".
".
Ví dụ:
p->diem; // thay cho a.diem.
Ví dụ 1:
+ Yêu cầu: Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên, tính tổng của chúng (sử dụng biến con trỏ). + Code:#include <iostream> #include <conio.h> using namespace std; //Ham main int main() { // khai bao 2 con tro int int a,b,*p1,*p2; // Nhap 2 so cout<<"\n So 1= "; cin>>a; cout<<"\n So 2= "; cin>>b; p1=&a; p2=&b; // tinh tong int s = *p1 +*p2; cout<<"\n Tong = "<<s; return 0; }
Ví dụ 2
+ Yêu cầu: sử dụng toán tử * và &. + Code:#include <iostream> #include <conio.h> using namespace std; //Ham main int main () { int value1 = 5, value2 = 15; int *p1, *p2; // p1 = dia chi value1 p1 = &value1; // p2 = dia chi value2 p2 = &value2; // gia tri cua p1=10 *p1 = 10; // gia tri cua p1=10 *p2 = *p1; // p1 = p2 (phep gan con tro) p1 = p2; *p1 = 20; cout << "value1==" <<value1<< " / value2==" << value2; return 0; }
Ví dụ 3:
+ Yêu cầu: Viết chương trình (sử dụng con trỏ mảng) - Nhập một dãy số nguyên có không quá 100 số. - In dãy - Tim giá trị lớn nhất + Code:#include <iostream> #include <conio.h> using namespace std; // khai bao mang int a[100],*p,n; // Nhap mang void NhapMang(){ // Nhap so phan tu mang do{ cout<<"\n n= "; cin>>n; if (n<1||n>100) cout<<"\n Nhap lai n! "; } while (n<1||n>100); // p tro vao mang a p=a; for(int i=0; i<n;i++) { cout<<"\n a["<<i<<"]= "; cin>>*(p+i); } } // In mang void InMang(){ p=a; cout<<"\n In day: "; for(int i=0; i<n;i++) cout<<*(p+i)<<" ; "; } // Tim max int Max(){ p=a; int max=*p; for(int i=0; i<n;i++) if( *(p+i)>max) max=*(p+i); return max; } //Ham main int main () { NhapMang(); InMang(); cout<<"\n Max: "<<Max(); return 0; }
Ví dụ 4:
+ Yêu cầu: Viết chương trình (sử dụng con trỏ cấu trúc) - Khai báo danh sách liên kết đơn - Nhập danh sách - In danh sách + Code:#include<conio.h> #include<stdio.h> #include<iostream> using namespace std; //Khai bao 1 node struct Node{ int info; Node *next; }; typedef Node *DS; void khoiTao(DS &p){ p=NULL; } // Tao danh sach DS taoNode(int a){ DS p=new Node; p->next = NULL; p->info = a; return p; } // them phan tu vao dau danh sach DS Add_fisrt(DS &p, int a){ DS p2=taoNode(a); if (p2==NULL){ return NULL; } p2->next=p; p=p2; return p; } // them phan tu vao cuoi danh sach DS Add_last(DS &p, int a){ DS p1=taoNode(a); if (p1==NULL){ return NULL; } if (p==NULL) { p=p1; return p1; } DS pt=p; while(pt->next!=NULL) pt=pt->next; pt->next=p1; return p; } //In danh sach void InDs(DS p){ while (p->next!=NULL){ p=p->next; cout<<p->info<<" -> "; }cout<<"NULL\n\n"; } //Xoa 1 node o dau danh sach DS XoaDau(DS p){ DS p1; p1=p; p=p->next; delete p1; return p; } // ham main int main(){ int x,n; DS p,p1,p2; p=taoNode(x); cout<<"\n** TAO DANH SACH LIEN KET \n "; cout<<"* Nhap so phan tu:"; cin>>n; for(int i=1; i<=n;i++) { cout<<"\n + Nhap gia tri cua Node thu "<<i<<": "; cin>>x; //Cong them phan tu vao dau p1=Add_last(p,x); } //In danh sach vua tao cout<<"\n\n * Danh sach vua tao: \n"; InDs(p1); //Cong vao dau danh sach vua tao mot node co gia tri x p2=p1; cout<<"* Cong vao cuoi danh sach phan tu co gia tri la x \n"; x=1; p1=Add_last(p2,x); InDs(p1); //Xoa 1 node dau danh sach p1=XoaDau(p1); cout<<"\n\n * In danh sach vua xoa mot phan tu dau:\n"; InDs(p1); return 0; }
Chương trình học
Các bài học
Bài học trước Bài học tiếp theo
Chương trình học
Bao gồm Module, Chương, Bài học, Bài tập, Kiểm tra...Chương trình học
Bài học trước Bài học tiếp theo