Nền tảng Kiến thức - Hành trang tới Tương lai
Card image

Chương 2-Bài 2. Các kiểu dữ liệu trong MySQL

Tác giả: Dương Nguyễn Phú Cường #8575
Ngày đăng: Hồi xưa đó
Lượt xem: 694

 

1.1- Kiểu dữ liệu số

1.1.1- Các kiểu số nguyên

Các kiểu số nguyên tiêu chuẩn của SQL như INTEGER (or INT) và SMALLINT đều được hỗ trợ bởi MySQL. Và các mở rộng tiêu chuẩn, MySQL cũng hỗ trợ các kiểu số nguyên khác như TINYINTMEDIUMINT, và BIGINT. Bảng dưới đây sẽ liệt kê các kiểu và không gian lưu trữ đòi hỏi và phạm vi của chúng (Giá trị nhỏ nhất, lớn nhất cho kiểu số nguyên có dấu, và không dấu).
Kiểu dữ liệu Độ dài (số byte) Giá trị nhỏ nhất (Có dấu) Giá trị lớn nhất (Có dấu) Giá trị nhỏ nhất (Không dấu) Giá trị lớn nhất (Không dấu)
TINYINT 1 -128 127 0 255
SMALLINT 2 -32768 32767 0 65535
MEDIUMINT 3 -8388608 8388607 to 0 16777215
INT 4 -2147483648 2147483647 0 4294967295
BIGINT 8 -9223372036854775808 92233720368 54775807 0 184467440737 09551615

1.1.2- Kiểu dấu chấm động (Floating-Point Types)

Kiểu dữ liệu FLOAT và DOUBLE mô tả gần đúng các giá trị số thực. MySQL sử dụng 4 byte để lưu trữ dữ liệu FLOAT và 8 byte dành cho kiểu dữ liệu DOUBLE.
Types Description
FLOAT(M,D) Một số chấm động (floating-point number) không thể không có dấu (unsigned). Bạn có thể định nghĩa độ dài phần nguyên (M) và độ dài phần thập phân (D). Điều này không bắt buộc và mặc định là 10,2, ở đây 10 là độ dài phần nguyên còn 2 là số số thập phân. Phần thập phân có thể sử dụng 24 vị trí cho một số FLOAT.
DOUBLE(M,D) Một số chấm động DOUBLE (Độ chính xác gấp 2) cũng không thể không có dấu (unsigned). Bạn có thể định nghĩa độ dài phần nguyên (M) và độ dài phần thập phân (D). Điều này không bắt buộc và mặc định là 16,4, ở đó 16 là độ dài phần nguyên còn 4 là độ dài phần thập phân. Phần thập phân có thể sử dụng tới 53 vị trí cho một số DOUBLEREAL là một từ đồng nghĩa với DOUBLE.
Following table shows the required storage and range (maximum and minimum value for signed and unsigned integer) for each floating-point type.
Kiểu dữ liệu Độ dài (Số Bytes) Giá trị nhỏ nhất (Có dấu) Giá trị lớn nhất (Có dấu) Giá trị nhỏ nhất (Không dấu) Giá trị lớn nhất (Không dấu)
FLOAT 4 -3.402823466E+38  -1.175494351E-38  1.175494351E-38 3.402823466E+38
DOUBLE 8 -1.7976931348623 157E+ 308 -2.22507385850720 14E- 308 0, and 2.22507385850720 14E- 308 1.797693134862315 7E+ 308

1.1.3- Kiểu dấu chấm cố định (Fixed-Point Types)

Kiểu dấu chấm cố định (Fixed-Point data type) được sử dụng để bảo vệ độ chính xác (precision), ví dụ như với dữ liệu tiền tệ. Trong MySQL kiểu DECIMAL và NUMERIC lưu trữ chính xác các dữ liệu số. MySQL 5.6 lưu trữ giá trị DECIMAL theo định dạng nhị phân.
Trong SQL chuẩn, cú pháp DECIMAL(5,2) nghĩa là độ chính xác (precision) là 5, và 2 là phần thập phân (scale), nghĩa là nó có thể lưu trữ một giá trị có 5 chữ số trong đó có 2 số thập phân. Vì vậy giá trị lưu trữ sẽ là -999.99 tới 999.99.  Cú pháp DECIMAL(M) tương đương với DECIMAL(M,0). Tương tự DECIMAL tương đương với DECIMAL(M,0) ở đây M mặc định là 10. Độ dài tối đa các con số cho DECIMAL là 65.

1.1.4- Kiểu dữ liệu Bit (Bit Value Types)

Kiểu dữ liệu BIT được sử dụng để lưu trữ trường giá trị bit. Kiểu BIT(N) có thể lưu trữ N giá trị bitN có phạm vi từ 1 tới 64. Để chỉ định giá trị các bit, có thể sử dụng b'value'value là dẫy các số nhị phân  0 hoặc 1. Ví dụ b'111' mô tả số 7, và b'10000000' mô tả số 128.

1.1.5- Kiểu số và thuộc tính

MySQL hỗ trợ một mở rộng cho việc tùy chọn chỉ định độ dài hiển thị là một số nguyên trong dấu ngoặc ngay sau từ khóa kiểu dữ liệu.
Kiểu Mô tả
TYPE(N) Tại đây N là một số nguyên hiển thị chiều rộng cho kiểu độ dài lên đến N chữ số.
ZEROFILL Các khoảng đệm (padding) được thay thế bởi số 0. Ví dụ với cột kiểu INT(3) ZEROFILL, 7 sẽ hiển thị là 007.
  • TODO - Example

1.2- Các kiểu Date and Time

Các kiểu dữ liệu ngày tháng và thời gian đại diện bao gồm DATETIMEDATETIMETIMESTAMP, and YEAR. Mỗi kiểu có một phạm vi hợp lệ.

1.2.1- Kiểu dữ liệu DATETIME, DATE, và TIMESTAMP

Kiểu dữ liệu Mô tả Định dạng hiển thị Phạm vi
DATETIME Sử dụng khi bạn cần giá trị lưu trữ cả hai thông tin ngày tháng và thời gian. YYYY-MM-DD HH:MM:SS '1000-01-01 00:00:00' to '9999-12-31 23:59:59'.
DATE Sử dụng khi bạn muốn lưu trữ chỉ thông tin ngày tháng. YYYY-MM-DD '1000-01-01' to '9999-12-31'.
TIMESTAMP Lưu trữ cả hai thông tin ngày tháng và thời gian. Giá trị này sẽ được chuyển đổi từ múi giờ hiện tại sang UTC trong khi lưu trữ, và sẽ chuyển trở lại múi giờ hiện tại khi lấy dữ liệu ra. YYYY-MM-DD HH:MM:SS '1970-01-01 00:00:01' UTC to '2038-01-19 03:14:07' UTC

1.2.2- Kiểu dữ liệu TIME

MySQL lấy và hiển thị thời gian theo định dạng ''HH:MM:SS' (hoặc định dạng 'HHH:MM:SS' đối với các giá trị giờ lớn). Giá trị của TIME có thể trong khoảng '-838:59:59' tới '838:59:59'. Phần thời gian có thể lớn bởi vì kiểu TIME có thể không chỉ mô tả thời gian của một ngày (Vốn chỉ có tối đa 24 giờ), mà nó có thể là thời gian trôi qua hoặc khoảng thời gian giữa hai sự kiện (Cái mà có thể lớn hơn 24h thậm trí có giá trị âm).
 
-- Ví dụ: chỉ lấy giờ của cột `created_at` trong table `shop_suppliers`
SELECT
TIME_FORMAT(created_at, '%H:%i')
FROM shop_suppliers
 

1.2.3- Kiểu dữ liệu YEAR

Kiểu dữ liệu YEAR được sử dụng 1-byte để mô tả giá trị.Nó có thể khai báo YEAR(2) hoặc YEAR(4) chỉ định rõ chiều rộng hiển thị là 2 hay 4 ký tự. Nếu không chỉ rõ chiều rộng mặc định là 4 ký tự. YEAR(4) và YEAR(2) khác nhau định dạnh hiển thị nhưng có cùng phạm vi giá trị. Với định dạng 4 số, MySQL hiển thị  giá trị YEAR theo định dạng YYYY, với phạm vi 1901 tới 2155, hoặc 0000. Với định dạng 2 số, MySQL chỉ hiển thị 2 số cuối; ví dụ 70 (1970 hoặc 2070) hoặc 69 (2069). Bạn có thể chỉ định giá trị YEAR theo một vài định dạng khác nhau:
Độ dài chuỗi Phạm vi
Chuỗi 4 con số '1901' tới '2155'.
Một số có 4 con số 1901 tới 2155.
Chuỗi 1 hoặc 2 chữ số Giá trị từ '0' tới '99'. MySQL chuyển đổi '0' tới '69' tương đương với giá trị YEAR từ 2000-2069. Và '70' tới '99' tương đương với YEAR từ 1970 tới 1999.
Một số có 1 hoặc 2 chữ số Giá trị 1 từ 99. MySQL chuyển đổi giá trị từ 1 tới 69 tương đương với YEAR từ 2001 tới 2069. Và 70 tới 99 tương đương với YEAR từ 1970 tới 1999.

1.2.4- Khác nhau giữa kiểu dữ liệu Datetime và Timestamp trong MySQL

Kiểu dữ liệu DATETIME được sử dụng khi bạn cần lưu trữ cả hai thông tin ngày tháng và thời gian.MySQL lấy và hiển thị DATETIME theo định dạng  ‘YYYY-MM-DD HH:MM:SS’. Và hỗ trợ phạm vi từ '1000-01-01 00:00:00' tới '9999-12-31 23:59:59'. Kiểu dữ liệu TIMESTAMP cũng được sử dụng khi bạn muốn lưu trữ cả hai thông tin ngày tháng và thời gian. TIMESTAMP có phạm vi  '1970-01-01 00:00:01' UTC tới '2038-01-19 03:14:07' UTC Sự khác biệt chính của DATETIME và TIMESTAMP là giá trị của TIMESTAMP được chuyển đổi từ múi giờ hiện tại sang UTC trong khi lưu trữ, và chuyển ngược trở lại từ UTC sang múi giờ hiện tại trong lúc lấy ra. Còn kiểu dữ liệu DATETIME thì không có gì thay đổi.

1.3- Các kiểu chuỗi (String Types)

Các kiểu dữ liệu String bao gồm:
  • CHAR
  • VARCHAR
  • BINARY
  • VARBINARY
  • BLOB
  • TEXT
  • ENUM
  • SET.

1.3.1- Kiểu dữ liệu CHAR và VARCHAR

Kiểu dữ liệu CHAR và VARCHAR là giống nhau, nhưng khác nhau ở cách chúng được lưu trữ và truy xuất. Chúng cũng khác nhau về chiều dài tối đa và giữ lại hay không khoảng trắng phía trước (trailing spaces).
Kiểu dữ liệu Mô tả Định dạng hiển thị Phạm vi các ký tự
CHAR Chứa chuỗi không  phải nhị phân (non-binary strings). Độ dài là cố định như khi bạn khai báo cột của bảng. Khi lưu trữ chúng được độn thêm bên phải (right-padded) để có độ dài chỉ được chỉ định. Khoảng trắng phía trước (Trailing spaces) được loại bỏ Giá trị từ 0 tới 255
VARCHAR Chứa các chuỗi không phải nhịn phân (non-binary strings). Cột là chuỗi có chiều dài thay đổi. Giống như lưu trữ. Giá trị từ 0 tới 255 với MySQL trước phiên bản 5.0.3. Và 0 tới 65,535 với các phiên bản MySQL 5.0.3 hoặc mới hơn.

1.3.2- Kiểu dữ liệu BINARY và VARBINARY

Các kiểu dữ liệu BINARY và VARBINARY tương tự như CHAR và VARCHAR, ngoại trừ việc chúng có chứa các chuỗi nhị phân chứ không phải là chuỗi non-binary.
Kiểu dữ liệu Mô tả Phạm vi các bytes
BINARY Chứa các chuỗi nhị phân (Binary Strings) Giá trị từ 0 tới 255
VARBINARY Chứa các chuỗi nhị phân (Binary Strings) Giá trị từ 0 tới 255 đối với MySQL trước 5.0.3, và 0 tới 65,535 với MySQL 5.0.3 và mới hơn.

1.3.3- Kiểu dữ liệu BLOB và TEXT

BLOB là một đối tượng nhị phân lớn (Binary Large OBject) có thể chứa một lượng lớn dữ liệu. Có bốn loại BLOB, TINYBLOB, BLOB, MEDIUMBLOB, và LONGBLOB. Những chỉ khác nhau về độ dài tối đa của các giá trị mà họ có thể giữ. Bốn loại TEXT là TINYTEXT, TEXT, MEDIUMTEXT, và LONGTEXT. Chúng ttương ứng với bốn loại BLOB và có độ dài tối đa và các yêu cầu lưu trữ tương tự.
Kiểu dữ liệu Mô tả Loại Độ dài
BLOB Đối tượng nhị phân lớn (Large binary object) chứa khối lượng dữ liệu lớn. Giá trị được xem như một chuỗi nhị phân. Bạn không cần thiết phải chỉ định độ dài khi tạo cột. TINYBLOB Chiều dài tối đa là 255 ký tự.
MEDIUMBLOB Chiều dài tối đa là 16777215 ký tự.
LONGBLOB Chiều dài tối đa là 4294967295 ký tự
TEXT Lưu trữ giá trị được coi như một chuỗi các ký tự có mã hóa (character set). TINYBLOB Chiều dài tối đa là 255 ký tự.
MEDIUMBLOB Chiều dài tối đa là 16777215 ký tự.
LONGBLOB Chiều dài tối đa là 4294967295 ký tự.

1.3.4- Kiểu dữ liệu ENUM

Một đối tượng chuỗi có giá trị được chọn từ một danh sách các giá trị được đưa ra ở thời điểm tạo ra bảng. Ví dụ:
-- Ví dụ, tạo kiểu enum định nghĩa size quần áo từ XS -> XXL
CREATE TABLE shop_products (
     size ENUM('xs', 's', 'm', 'l', 'xl', 'xxl')
);
 

Chương trình học


  1. Giới thiệu, cài đặt môi trường thực hành 1
    1. Database Online dành cho học tập và thực hành các ví dụ #8691
  2. Tổng quan, khái niệm về database 2
    1. Tổng quan, khái niệm về database và các thành phần trong database RDMS #8565
    2. Các kiểu dữ liệu trong MySQL #8575
  3. Các lệnh tạo cấu trúc (schema database) 7
    1. Mô hình thực thể ER của cơ sở dữ liệu (database) NetaShop #2448
    2. Tạo cơ sở dữ liệu (database) NetaShop - Sử dụng HeidiSQL #8587
    3. Tạo bảng (table) Danh mục phẳng - Sử dụng HeidiSQL #8582
    4. Tạo bảng (table) Danh mục có liên kết khóa ngoại (có quan hệ) - Sử dụng HeidiSQL #8597
    5. Tạo bảng (table) theo quan hệ Nhiều - Nhiều (N-N) - Sử dụng HeidiSQL #8619
    6. Tạo bảng (table) có Quan hệ Tự thân (self foreign key) - Sử dụng HeidiSQL #8664
    7. Cơ sở dữ liệu mẫu salomon #11820
  4. Các lệnh cập nhật dữ liệu (Insert - Update - Delete) 3
    1. Câu lệnh Thêm dữ liệu (INSERT) #2663
    2. Câu lệnh Cập nhật dữ liệu (UPDATE) #2665
    3. Câu lệnh Xóa dữ liệu (DELETE) #2664
  5. Các lệnh truy vấn dữ liệu (query data) 6
    1. Câu lệnh Truy vấn dữ liệu SELECT Đơn giản #2666
    2. Câu lệnh Truy vấn dữ liệu SELECT với bộ lọc dữ liệu WHERE #2668
    3. Câu lệnh Truy vấn dữ liệu SELECT với sắp xếp dữ liệu ORDER BY #2669
    4. Câu lệnh Truy vấn dữ liệu SELECT với mệnh đề giới hạn dữ liệu LIMIT OFFSET #8693
    5. Tìm hiểu cơ chế phân trang (Pagination) và cách viết câu lệnh truy vấn dữ liệu SELECT áp dụng cơ chế phân trang (Pagination) với LIMIT OFFSET #12249
    6. Bài tập Truy vấn CSDL #2457
  6. Các lệnh truy vấn dữ liệu (query data) - Nâng cao 5
    1. Các loại Kết nối LEFT JOIN, FULL JOIN, RIGHT JOIN #2670
    2. Kết nối các bảng dữ liệu INNER JOIN #2667
    3. Kết nối các bảng dữ liệu LEFT JOIN #11753
    4. Kết nối các bảng dữ liệu RIGHT JOIN #11752
    5. Kết nối các bảng dữ liệu FULL OUTER JOIN #11754
  7. Bài tập Tổng hợp 1
    1. Truy vấn dữ liệu cho Nghiệp vụ Bán hàng #2671
  8. Phân tích, thiết kế Hệ thống 8
    1. Các mối quan hệ giữa các Thực thể (Entity) #8596
    2. Bài tập thiết kế Cơ sơ dữ liệu quản lý Nhân viên và Phòng ban #8600
    3. Bài tập thiết kế Cơ sở dữ liệu Quản lý Giảng viên và Sinh viên #8601
    4. Bài tập thiết kế Cơ sở dữ liệu Quản lý Chấm công Tiền lương #8620
    5. Bài tập thiết kế Cơ sở dữ liệu Quản lý Nhân sự #8629
    6. Bài tập thiết kế Cơ sở dữ liệu Quản lý Bán hàng Thương mại điện tử (Có quản lý Nhập, Xuất, Kho hàng) #9352
    7. Kho sách, nguồn tài liệu tham khảo Cơ sở dữ liệu MySQL #9001
    8. Plugin tự động sinh tài liệu mô tả cấu trúc của các bảng cho MySQL Workbench #9356
  9. Quản trị người dùng và cấp quyền trong MySQL 1
    1. Tìm hiểu về các loại quyền có trong MySQL #10455
  10. Tham khảo 2
    1. Thiết kế Cơ sở dữ liệu Bán hàng TMĐT có quản lý Kho hàng, Nhập xuất, Tồn kho, Phân quyền, Khuyến mãi, Tin tức #12053
    2. Sinh số ngẫu nhiên RANDOM NUMBER trong MySQL #12292
Các bài học

Chương trình học

Bao gồm Module, Chương, Bài học, Bài tập, Kiểm tra...

Chương trình học


  1. Giới thiệu, cài đặt môi trường thực hành 1
    1. Database Online dành cho học tập và thực hành các ví dụ #8691
  2. Tổng quan, khái niệm về database 2
    1. Tổng quan, khái niệm về database và các thành phần trong database RDMS #8565
    2. Các kiểu dữ liệu trong MySQL #8575
  3. Các lệnh tạo cấu trúc (schema database) 7
    1. Mô hình thực thể ER của cơ sở dữ liệu (database) NetaShop #2448
    2. Tạo cơ sở dữ liệu (database) NetaShop - Sử dụng HeidiSQL #8587
    3. Tạo bảng (table) Danh mục phẳng - Sử dụng HeidiSQL #8582
    4. Tạo bảng (table) Danh mục có liên kết khóa ngoại (có quan hệ) - Sử dụng HeidiSQL #8597
    5. Tạo bảng (table) theo quan hệ Nhiều - Nhiều (N-N) - Sử dụng HeidiSQL #8619
    6. Tạo bảng (table) có Quan hệ Tự thân (self foreign key) - Sử dụng HeidiSQL #8664
    7. Cơ sở dữ liệu mẫu salomon #11820
  4. Các lệnh cập nhật dữ liệu (Insert - Update - Delete) 3
    1. Câu lệnh Thêm dữ liệu (INSERT) #2663
    2. Câu lệnh Cập nhật dữ liệu (UPDATE) #2665
    3. Câu lệnh Xóa dữ liệu (DELETE) #2664
  5. Các lệnh truy vấn dữ liệu (query data) 6
    1. Câu lệnh Truy vấn dữ liệu SELECT Đơn giản #2666
    2. Câu lệnh Truy vấn dữ liệu SELECT với bộ lọc dữ liệu WHERE #2668
    3. Câu lệnh Truy vấn dữ liệu SELECT với sắp xếp dữ liệu ORDER BY #2669
    4. Câu lệnh Truy vấn dữ liệu SELECT với mệnh đề giới hạn dữ liệu LIMIT OFFSET #8693
    5. Tìm hiểu cơ chế phân trang (Pagination) và cách viết câu lệnh truy vấn dữ liệu SELECT áp dụng cơ chế phân trang (Pagination) với LIMIT OFFSET #12249
    6. Bài tập Truy vấn CSDL #2457
  6. Các lệnh truy vấn dữ liệu (query data) - Nâng cao 5
    1. Các loại Kết nối LEFT JOIN, FULL JOIN, RIGHT JOIN #2670
    2. Kết nối các bảng dữ liệu INNER JOIN #2667
    3. Kết nối các bảng dữ liệu LEFT JOIN #11753
    4. Kết nối các bảng dữ liệu RIGHT JOIN #11752
    5. Kết nối các bảng dữ liệu FULL OUTER JOIN #11754
  7. Bài tập Tổng hợp 1
    1. Truy vấn dữ liệu cho Nghiệp vụ Bán hàng #2671
  8. Phân tích, thiết kế Hệ thống 8
    1. Các mối quan hệ giữa các Thực thể (Entity) #8596
    2. Bài tập thiết kế Cơ sơ dữ liệu quản lý Nhân viên và Phòng ban #8600
    3. Bài tập thiết kế Cơ sở dữ liệu Quản lý Giảng viên và Sinh viên #8601
    4. Bài tập thiết kế Cơ sở dữ liệu Quản lý Chấm công Tiền lương #8620
    5. Bài tập thiết kế Cơ sở dữ liệu Quản lý Nhân sự #8629
    6. Bài tập thiết kế Cơ sở dữ liệu Quản lý Bán hàng Thương mại điện tử (Có quản lý Nhập, Xuất, Kho hàng) #9352
    7. Kho sách, nguồn tài liệu tham khảo Cơ sở dữ liệu MySQL #9001
    8. Plugin tự động sinh tài liệu mô tả cấu trúc của các bảng cho MySQL Workbench #9356
  9. Quản trị người dùng và cấp quyền trong MySQL 1
    1. Tìm hiểu về các loại quyền có trong MySQL #10455
  10. Tham khảo 2
    1. Thiết kế Cơ sở dữ liệu Bán hàng TMĐT có quản lý Kho hàng, Nhập xuất, Tồn kho, Phân quyền, Khuyến mãi, Tin tức #12053
    2. Sinh số ngẫu nhiên RANDOM NUMBER trong MySQL #12292

Bài học trước Bài học tiếp theo